Đức: Dự báo nền kinh tế Đức suy thoái hết năm 2024; Thỏa thuận với Pháp dự án xe tăng MGCS; Chưa đạt chi tiêu quốc phòng của NATO 

Ngân hàng Liên bang Đức dự báo nền kinh tế Đức suy thoái hết năm 2024

Báo cáo

Theo công bố báo cáo hàng tháng mới đây, Ngân hàng Liên bang Đức - Bundesbank dự báo nền kinh tế Đức quý đầu tiên vẫn trong tình trạng suy thoái và ​​sẽ không phục hồi trong thời gian còn lại của năm 2024.

Ngân hàng cho biết sản lượng công nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đều giảm trong tháng 1 so với quý cuối cùng của năm 2023, phần lớn là do đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm. Sản xuất ô tô có mức giảm lớn nhất. Tổng sản phẩm quốc nội thực tế có thể sẽ giảm nhẹ trở lại trong quý đầu tiên của năm 2024.

Nguyên nhân

Theo dự báo, triển vọng ngắn hạn của ngành công nghiệp Đức là “khá ảm đạm” do nhu cầu bên trong và bên ngoài yếu kém kéo dài. Nhu cầu trong nước có thể sẽ tiếp tục bị suy giảm do chi phí tài chính tăng, đặc biệt quan đến đầu tư.

Các nhà phân tích của Bundesbank dự báo rằng tiêu dùng tư nhân có thể tăng “không ổn định” trong quý đầu tiên của năm, do người tiêu dùng vẫn thận trọng trong chi tiêu.

Nền kinh tế Đức tiếp tục gặp phải những cơn gió ngược từ nhiều hướng khác nhau, đồng thời có rất ít bằng chứng về sự phục hồi kinh tế trong quý hai hoặc muộn hơn trong năm.

Đức là nền kinh tế G7 duy nhất suy thoái vào năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng kết quả hoạt động yếu kém là do cuộc khủng hoảng năng lượng bùng phát sau khi bắt đầu xung đột Ukraine. Các quốc gia phương Tây đặt ra nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, khiến khối này phần lớn mất khả năng tiếp cận nguồn năng lượng giá rẻ của Nga.

Đức và Pháp đạt được "bước đột phá lịch sử" về dự án xe tăng MGCS

Ngày 22/3, Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Pháp ở Berlin, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhấn mạnh buổi làm việc đã thành công với một thỏa thuận được ký kết bao gồm một bản ghi nhớ phân chia các công việc giữa hai nước trong việc phát triển Hệ thống chiến đấu chính trên bộ. Đồng thời, ông Pistorius cũng cho biết một văn bản chính thức khởi động giai đoạn phát triển đầu tiên sẽ được ký kết tại thủ đô Paris (Pháp) vào ngày 26/4 tới. Nội dung thỏa thuận

Bộ trưởng Boris Pistorius cho biết: Hôm nay, chúng tôi đã đạt được một bước đột phá với một dự án mang tính lịch sử. Chúng tôi đã nhất trí về việc phân bổ mọi nhiệm vụ cho dự án lớn này, về những gì Đức cần làm và những gì Pháp cần làm cũng như những gì chúng ta cùng nhau làm.

Về phần mình, Bộ trưởng quốc phòng Pháp, Sebastien Lecornu cho biết: Loại xe tăng thế hệ mới này sẽ thay thế các hệ thống xe tăng cũ của Đức là Leopard và của Pháp là Leclerc. Đây là dự án công nghiệp vũ khí lớn thứ hai giữa Đức và Pháp, bên cạnh tham vọng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo có tên FCAS.

Nhân dịp này, ông Lecornu thông báo: Paris và Berlin cũng đạt được một thỏa thuận cho phép công ty sản xuất xe tăng KNDS thành lập một chi nhánh địa phương ở Ukraine.

Cùng với ngài Boris, chúng tôi thông báo rằng công ty Pháp- Đức KNDS sẽ thành lập một đơn vị địa phương ở Ukraine để đào tạo công nhân và nhanh chóng sản xuất các phụ tùng để sửa chữa các thiết bị đã được giao.

Nhà sản xuất KNDS là sự kết hợp của các công ty công nghiệp quốc phòng Nexter của Pháp và Krauss-Maffei-Wegmann của Đức.

Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ chưa đạt mức chi tiêu quốc phòng theo thỏa thuận của NATO

Ngân sách của NATO

Mỹ chiếm tới 2/3 trong tổng chi tiêu 1,3 nghìn tỉ USD của NATO vào năm 2023, cao hơn gấp đôi khoản ngân sách 393 tỉ USD do các nước EU cùng Anh và Na Uy đóng góp.

Theo nghiên cứu của IFO, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ là những quốc gia còn xa mới đạt được mục tiêu của khối là đầu tư 2% GDP vào quốc phòng. Các thành viên NATO đã nhất trí mục tiêu này vào năm 2014 sau khi xung đột bùng nổ ở Ukraine và Nga sáp nhập Crimea.

Số liệu của IFO cho thấy Berlin đã chi ít hơn yêu cầu đến 15,2 tỉ USD trong năm 2023. Rome thiếu 12 tỉ USD, Madrid thiếu 11,7 tỉ USD và Brussels cần góp thêm 5,1 tỉ USD mới đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng trong NATO.

Nghiên cứu IFO cho thấy

Mức thiếu hụt tổng thể trong chi tiêu NATO của các nước châu Âu đã giảm một nửa trong thập kỷ qua. Khối đã đặt ra kỳ vọng 18 trong số 32 thành viên NATO sẽ đạt được mức chuẩn 2% vào năm 2024.

Nhà kinh tế Marcel Schlepper của Ifo nói với truyền thông rằng một số thành viên có thể gặp khó khăn trong việc tăng chi tiêu đến mức cần thiết trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở EU đang chậm lại.

Ông Schlepper giải thích: Các quốc gia có mức nợ cao và chi phí lãi suất cao không có nhiều dư địa để huy động thêm nợ, vì vậy cách duy nhất để làm điều đó là cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác. Điều này không hề dễ dàng, như chúng ta đã thấy khi Đức cố gắng cắt giảm trợ cấp cho dầu diesel nông nghiệp và nông dân đã biểu tình phản đối.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa

Khi còn đương chức Trump đã thúc đẩy mạnh mẽ các nước EU đóng góp nhiều hơn cho NATO. Hồi tháng trước, ông Trump đã cảnh báo nếu tái đắc cử vào tháng 11 tới, ông "sẽ không bảo vệ" bất kỳ thành viên nào không đạt được mục tiêu chi tiêu 2% trước mối đe dọa từ Nga.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang